Xúc tiến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hà Nội

Xúc tiến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hà Nội được triển khai trên diện rộng, đơn gian hóa canh tác nông nghiệp của người dân

Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp là mục tiêu hướng tới của Hà Nội. Đây cũng là hướng phát triển được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là ổn định; đóng góp phần cao và bền vững vào chỉ số tăng trưởng GDP.

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã đem lại nhiều tiến bộ và hiệu quả trong sản xuất.

Thực trạng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội

Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội chưa nhiều; thậm chí khá nhỏ lẻ, quy mô nhỏ, mức độ ứng dụng không đồng đều… Tính đến nay, Hà Nội vẫn chưa có các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Về trồng trọt, có 119 ha nhà lưới, 15 ha ứng dụng công nghệ nhà lưới hở. Có 110 ha nhà lưới nhà màng trồng hoa, chủ yếu là hoa lilly, lan, đồng tiền. Ngoài ra cây công nghiệp còn có 309 ha sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao. Về chăn nuôi hiện có 160 trang trại lợn, 254 trang trại gà và gia cầm.

Nhà lưới trồng rau
Nhà lưới trồng rau

Các loại hình công nghệ cao được ứng dụng trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới đây là mô hình được áp dụng trên diện rộng. Hiệu quả do mô hình này mang lại cũng gấp nhiều lần các mô hình khác. Phần lớn nhà kính, nhà lưới được dùng cho canh tác trồng trọt: rau xanh, hoa cảnh… Do khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh nên cây trồng cần được bảo vệ trong nhà màng. 

Màng phủ nông nghiệp, lưới phủ luống cũng là một hình thức canh tác công nghệ cao. Tuy không có tác dụng trên diện rộng như nhà kính nhà lưới nhưng lại rất dễ áp dụng. Cả vật tư và cách thi công cũng rất dễ áp dụng, lại tiết kiệm chi phí. Do đó với các trang trại nhỏ hoặc không đầu tư cơ sở vật chất cao, mô hình này rất phù hợp.

Lưới che luống che rau
Lưới che luống che rau

Ngoài ra còn các hình thức: thủy canh, nhân giống in vitro, công nghệ nano, công nghệ viễn thám quản lý an toàn nông sản…. Nhưng chúng có chi phí đầu tư lớn và chỉ áp dụng trên diện tích nhỏ.

Báo cáo cho biết, giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố hiện nay đạt 25% (lúa, ngô, cây ăn quả, rau, hoa, chè đạt 17,9%; chăn nuôi 33,5%; thủy sản 13%). Con số này thể hiện nỗ lực rất lớn của thành phố, tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ cho người dân. Mục tiêu của thành phố là đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020.

Có nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đại diện HTX Nông nghiệp xã Thanh Văn, Hà Nội là một trong những nơi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa từ rất sớm, từ năm 2010. Cho đến nay, HTX đã thu hút được khoảng 400 thành viên, sản xuất gạo bắc thơm với năng suất rất cao, và tỷ lệ gạo đạt từ 70-90%. Đặc điểm của giống gạo này là chỉ phù hợp với chất đất của cánh đồng Bồ Nâu (xã Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Nội). Tham gia HTX, nông dân được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng lúa đạt năng suất cao, hỗ trợ phân bón (bằng tiền) và tìm được đầu ra ổn định, cung không đủ cầu, hiện tại mới chỉ cung cấp cho trong huyện.

Nông trại trồng rau sạch Hoài Đức
Nông trại trồng rau sạch Hoài Đức

Tại cuộc tọa đàm, HTX nấm Sáng Thiện cũng giới thiệu các sản phẩm nấm sạch của mình. Hiện tại có sáu hộ tham gia HTX, được tập huấn kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm làm ra được bao tiêu, có thị trường, đầu ra ổn định. Kết quả này giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất.

Tin Liên Quan